Thu phí không dừng (ETC) là hình thức thu phí ô tô tự động qua thẻ định danh điện tử giúp xe qua trạm thu phí mà không cần dừng lại và tất cả các trạm sẽ áp dụng công nghệ ETC trên toàn quốc từ ngày 1/8/2022. Đặc biệt, ô tô không dán thẻ thu phí tự động không dừng hoặc có dán thẻ nhưng trong tài khoản không đủ tiền thanh toán sẽ không được đi vào các tuyến cao tốc hoặc cố tình vi phạm sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng, tước bằng lái từ 1-3 tháng. Nắm bắt nhu cầu đó, hiện có 2 doanh nghiệp lớn tiên phong là VETC (Etag) và VDTC (Epass Viettel) đã xây dựng hệ thống thu phí không dừng trên toàn quốc và hỗ trợ dán thẻ không dừng tận nhà hoặc tại cửa hàng. Hãy cùng SongNguyenTravel tìm hiểu về dịch vụ và so sánh ưu khuyết điểm của 2 loại thẻ thu phí không dừng VETC và Epass Viettel sau đây nhé.
Xem nhanh
Giới thiệu dịch vụ thu phí không dừng ETC
Thu phí tự động không dừng ETC là gì?
Thu phí không dừng là hình thức thu phí khá mới mẻ tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ hiện đại cho phép xe ô tô di chuyển qua trạm và thanh toán phí qua thẻ định danh không cần dừng lại thanh toán thủ công như trước. Xe ô tô khi đi vào trạm sẽ di chuyển vào làn thu phí không dừng ETC (Electronic Toll Collection) với công nghệ tự động nhận dạng phương tiện qua thẻ định danh như Etag, Epass và trừ tiền vào tài khoản liên kết qua ứng dụng. Vì thế, chủ phương tiện khi di chuyển qua làn ETC không cần dừng lại mà có thể đi một mạch. Thời buổi công nghệ 4.0, ai rảnh đâu mà thanh toán phí qua trạm thủ công như trước nữa nhỉ 😁.
Ưu điểm của việc sử dụng dịch vụ thu phí tự động ETC khi tham gia giao thông
Thu phí không dừng là hình thức thu phí tự động thông qua thẻ định danh điện tử được dán trên xe, giúp xe dễ dàng đi qua trạm mà không cần trả phí một cách thủ công cùng một số ưu điểm vượt trội như sau:
- Tiết kiệm thời gian di chuyển: Chủ phương tiện sẽ rút ngắn được thời gian khi di chuyển qua trạm thu phí và có trải nghiệm hành trình hoàn hảo hơn 👍.
- Tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường: Gần như không phải chờ thu phí nên các phương tiện sẽ tiết kiệm được nhiên liệu, tăng tuổi thọ xe và giảm lượng khí thải khi qua trạm BOT.
- Giảm thiểu tai nạn: Khi di chuyển qua làn ETC, các phương tiện bắt buộc phải giảm tốc độ về dưới 30km/h để hệ thống nhận diện mã số định danh trên thẻ thu phí tự động. Việc di chuyển qua trạm với tốc độ thấp; không xếp hàng sẽ giúp giảm thiểu các vụ va chạm, tai nạn đáng tiếc.
- Quản lý thông minh, thanh toán dễ dàng: Khi chủ phương tiện có dán thẻ thu phí không dừng trên xe đi vào làn riêng ETC, hệ thống sẽ nhận diện mã số định danh và tiến hành thu phí tự động. Sau khi giao dịch phát sinh; chủ phương tiện sẽ nhận được thông báo qua điện thoại thông minh 1 cách đồng thời, chính xác.
- Giảm thiểu nguy cơ ùn tắc: Phương tiện di chuyển qua làn thu phí tự động ETC sẽ không mất thời gian và trải qua các thủ tục thu phí phức tạp nên nguy cơ bị ùn tắc cũng được giảm thiểu tối đa.
Cách thức hoạt động của làn thu phí không dừng ETC
Hiện nay, hầu hết các làn thu phí không dừng ETC trên thế giới đều sử dụng công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến RFID (Radio Frequency Identification) với dải tần 860 MHz đến 960 MHz có sự nhanh nhạy và độ chính xác cao lên đến 99.95%. Và các trạm BOT ở nước ta cũng sử dụng công nghệ RFID này giúp các phương tiện di chuyển qua làn thu phí ETC nhanh chóng, không dừng đúng nghĩa 👍.
Nguyên tắc hoạt động là khi phương tiện di chuyển vào làn ETC, các thiết bị được bố trí ở hai bên được kích hoạt để đọc mã số định danh của thẻ giao thông dán trên xe ô tô và kiểm tra. Nếu các thông tin chính xác và tài khoản giao thông liên kết đủ tiền thanh toán, hệ thống sẽ tự động trừ tiền, mở barie qua trạm tự động và gửi thông báo đến cho chủ phương tiện gần như ngay lập tức.
Những lưu ý khi đi qua làn thu phí tự động ETC
- Đã dán thẻ thu phí tự động: Đây là thẻ định danh được dán trên kính lái hoặc đèn xe ô tô như Epass Viettel hay Etag VETC. Thẻ điện tử này sẽ mang thông xin về xe, chủ xe và tài khoản giao thông liên kết để trừ tiền khi qua trạm.
- Tài khoản giao thông phải có tiền đủ để thanh toán: Tiền này có thể nạp trực tiếp tại trạm BOT hoặc nạp qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử,… Nếu số tiền thực tế trong thẻ tài khoản VETC, ePass hoặc Viettel Pay nhỏ hơn hạn mức quy định một lần giao dịch qua trạm, chủ phương tiện sẽ không thể đi qua làn thu phí ETC và có thể bị phạt vì vi phạm quy định khi cố tình đi vào không dừng, cản trở giao thông.
- Khoảng cách và vận tốc xe khi đi vào làn ETC: Xe di chuyển với vận tốc dưới 40km/h và xe cách xe tối thiểu 15m nhằm giúp cho hệ thống đọc được mã số đinh danh trên xe dễ dàng và chuẩn xác hơn.
- Thẻ định danh eTag hoặc ePass bóc ra rồi dán lại sẽ không sử dụng được: Bởi thẻ đã bị hư hại, vô hiệu hóa và chủ phương tiện cần dán lại thẻ mới với mức phí 120.000 VNĐ/thẻ.
- Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, thanh chắn và làm theo hướng dẫn của nhân viên điều hành tại trạm: Nhằm giúp cho quá trình thu phí diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và an toàn nhất.
- Film dán kính cách nhiệt kính lái có thể sẽ cản trở việc đọc mã thẻ: và chủ phương tiện được khuyến khách dán thẻ định danh trên đèn xe hơn kính lái ô tô.
Thu phí không dừng – Chọn VETC hay Epass Viettel
Hiện nay trên thị trường có 2 nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng này là VETC với thẻ Etag và Viettel với thẻ ePass. Về cơ bản, cách thức hoạt động là như nhau, sử dụng chung công nghệ RFID nên VETC và ePass đều có kết nối với nhau để đảm bảo xe khi dán thẻ ePass vẫn đi qua được trạm VETC và ngược lại. Tuy nhiên, mỗi một đơn vị cung cấp sẽ mang đến cho chúng ta các hình thức đăng ký, thanh toán,…khác nhau. Hãy cùng so sánh một vài điểm khác biệt và đưa ra các ưu khuyết điểm của từng dịch vụ thu phí tự động ETC cho mọi người dễ chọn lựa nhé.
VETC – Tiên phong thu phí tự động với thẻ ETAG
VETC là thương hiệu với vai trò tiên phong trong xu thế dịch chuyển công nghệ giao thông thông minh, đi đầu với giải pháp thu phí tự động ở Việt Nam với thẻ định danh E-Tag. Loại thẻ này được dán bên kính lái hoặc đèn xe giúp hệ thống nhận diện; tự động trừ tiền vào tài khoản giao thông của khách hàng. Bắt đầu được triển khai sớm nhất từ 2015 cho đến nay, dịch vụ VETC trải rộng nhiều nhất với 79 trạm thu phí tự động không dừng trên cả nước và là đơn vị có nhiều kinh nghiệm vận hành hệ thống nhất.
Để đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của VETC và dán thẻ e-Tag, quý khách có thể đến các địa điểm sau:
- Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới
- Trạm thu phí không dừng của VETC
- Đại lý của VETC
Để xem các điểm dán thẻ, mở tài khoản không dừng tự động VETC bạn có thể tham khảo tại đây.
VDTC – Thu phí không dừng ePASS Viettel
Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập với mục tiêu trở thành đơn vị triển khai và vận hành hệ thống thu phí tự động ETC (Electronic Toll Collection) hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp thẻ ePass được dán trên kính lái hoặc đèn xe giúp phương tiện di chuyển qua các trạm thu phí một cách dễ dàng. Với lợi thế là thành viên của tập đoàn công nghệ hàng đầu Viettel nên việc dán thẻ thu phí không dừng và nộp tiền vào tài khoản EPASS rất nhanh chóng và dễ dàng thông qua tài khoản ngân hàng hoặc ứng dụng Viettel Money.
Số lượng trạm thu phí tự động VDTC
Hiện nay, VDTC đang quản lý 35 trạm thu phí trên toàn quốc. Các trạm thu phí không dừng của VDTC đều áp dụng công nghệ RFID hiện đại đồng thời còn ứng dụng hai công nghệ độc quyền là OCR và OCS.
- Công nghệ OCR (Optical Character Regconition): Đây là công nghệ nhận diện ảnh, chuyên đọc file text trong ảnh và biến đổi thông tin thành chữ viết tự động điền vào phiếu đăng ký. Công nghệ OCR này có thể xử lý ảnh với độ chính xác cao; giảm thời gian đăng ký dịch vụ cho khách hàng và chi phí cho công tác nghiệp vụ hậu kiểm, đối soát.
- Công nghệ OCS (Online Chargin System): Đây là công nghệ tính cước thời gian thực do chính VDTC tự nghiên cứu, phát triển và nhờ công nghệ này, việc thanh toán phí không dừng được thực hiện ngay lập tức kể cả khi có việc thay đổi mức phí tại trạm.
Cách đăng ký, dán thẻ thu phí không dừng ePass Viettel của VDTC
Để đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng VDTC của Viettel và dán thẻ ePass, quý khách có thể đến các địa điểm sau hoặc đăng ký online qua ứng dụng ePass trên smartphone hoặc qua website tại đây.
- Trạm BOT
- Của hàng Vettel Post
- Chi nhánh Viettel Store
So sánh 2 dịch vụ thu phí không dừng VETC và VDTC (eTag vs ePass)
Chi phí dán thẻ không dừng eTag và ePass
Theo thông tin SongNguyenTravel tìm hiểu được thì cả VETC và cả ePass đều miễn phí dán thẻ lần đầu cho đến 6/8/2022 và từ lần thứ 2 thì là 120.000VNĐ / thẻ.
Địa điểm dán thẻ không dừng VETC và VDTC
Như ở trên, bạn có thể đến các trung tâm đăng kiểm, trạm thu phí VETC quản lý hoặc các đại lý VETC để dán thẻ không dừng e-Tag. Với thẻ ePass thì mọi việc đơn giản hơn nhiều, bạn chỉ cần đến các trạm BOT do VDTC quản lý hoặc nhanh nhất là đến các cửa hàng Viettel Post, Viettel Store khắp cả nước là có thể dán thẻ được rồi 👍. Điểm này mình nghĩ VDTC với sự hỗ trợ của Tập đoàn Viettel sẽ chiến thắng.
Hình thức thanh toán và nạp tiền vào tài khoản không dừng
Là công ty nằm trong hệ sinh thái của Viettel với khả năng liên kết với thẻ ngân hàng hoặc thông qua ví điện tử Viettel Money, ví Momo thì việc thanh toán với ePass sẽ diễn ra nhanh chóng và tiện lợi hơn VETC. Nhờ liên kết với ví điện tử Viettel Money, Momo hoặc tài khoản ngân hàng nên có rất nhiều chương trình khuyến mãi và tình trạng hết tiền trong tài khoản gần như là rất khó, hạn chế các phiền phức không đáng khi đi qua trạm 👍.
Còn đối với VETC thì quý khách cần có một lượng tiền đủ để thanh toán trong tài khoản và có thể nạp tiền bằng cách chuyển khoản thông qua internet-banking, mobile banking của các ngân hàng. Rõ ràng là việc nạp tiền vào tài khoản bằng cách chuyển khoản sẽ phức tạp hơn với Epass Viettel; ít chương trình khuyến mãi và tài khoản không đủ số dư để qua trạm cũng cao hơn so với ví điện tử; liên kết ngân hàng trực tiếp.
Số lượng trạm thu phí tự động
Là đơn vị tiên phong nên VETC đang chiếm ưu thế với 79 trạm thu phí so với 35 trạm của VDTC trên tổng số 114 trạm thu phí ETC trên toàn quốc. Tuy nhiên theo thông tin ở trên, do dùng chung công nghệ RFID nên VETC và VDTC đều có liên kết với nhau và xe dán thẻ eTag vẫn có thể đi qua các trạm VDTC và ngược lại. Do đó, số lượng trạm mà mỗi bên triển khai được không ảnh hưởng nhiều đến quyết định xem nên dùng của bên nào mà phụ thuộc vào các yếu tố như địa điểm đăng ký và cách thanh toán hơn.
Bảng tổng kết so sánh VETC và Epass Viettel
Hãy cùng so sánh bảng tổng kết; so sánh dưới đây giữa 2 dịch vụ thu phí không dừng VETC và ePass Viettel để có sự lựa chọn chính xác nhé.
Tham số | eTag (VETC) | ePass (VDTC Viettel) |
---|---|---|
Phí đăng ký (lần đầu tiên) | Miễn phí đến 5/8/2022 | Miễn phí đến 5/8/2022 |
Phí dán lại (từ lần thứ 2) | 120.000 VNĐ | 120.000 VNĐ |
Địa điểm dán | Trung tâm đăng kiểm, các trạm BOT VETC, đại lý VETC | Trung tâm đăng kiểm, các trạm BOT VDTC, Viettel Store, Viettel Post |
Cách thanh toán | Chuyển khoản vào tài khoản VETC qua Internet Banking, Mobile Banking, VNPay,... | Liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử Viettel Pay, Môm |
Vị trí dán trên xe | Kính lái hoặc đèn xe | Kính lái hoặc đèn xe |
Hỏi đáp nhanh và kết bài so sánh dịch vụ thu phí không dừng
Kết bài so sánh dịch vụ thu phí không dừng VETC và VDTC
Trên đây là tổng hợp của SongNguyenTravel về các dịch vụ thu phí không dừng ở Việt Nam cũng như chi phí dán thẻ cùng các ưu, khuyết điểm của từng dịch vụ của VETC (eTag) và VDTC (ePass Viettel). Bên cạnh đó, bài viết cũng giải đáp thêm một số thắc mắc, cách thanh toán, nộp phí không dừng cho từng dịch vụ của VETC và VDTC khi lưu thông qua các trạm BOT có làn không dừng ETC. Chúc các bạn có 1 chuyến đi thành công, vui vẻ và nếu có thêm những thắc mắc nào khác xin vui lòng liên hệ số điện thoại VETC qua Hotline: 024.3.747.666 hoặc VDTC qua Hotline: 19009080.
Hỏi đáp nhanh về dịch vụ thu phí không dừng
Khi có thắc mắc về giá vé, cách thanh toán hay gặp vấn đề khi di chuyển qua trạm BOT của VETC, vui lòng liên hệ số điện thoại VETC qua Hotline: 024.3.747.666.
Khi có thắc mắc về giá vé, cách thanh toán hay gặp vấn đề về ứng dụng ePass Viettel hoặc trục trặc khi di chuyển qua trạm BOT ETC, vui lòng liên hệ số điện thoại VETC qua Hotline: 19009080.
Quý khách có thể nạp tiền vào tài khoản không dừng VETC bằng cách nộp tiền trực tiếp; chuyển khoản ngân hàng qua Internet Banking, Mobile Banking như sau.
Chuyển khoản qua tài khoản định danh
– Ngân hàng thụ hưởng: Chọn BIDV
– Số tài khoản: V3ETC+Biển số xe khách hàng (Ví dụ: V3ETC43A12345)
– Tên người thụ hưởng: VETC + tên khách hàng
Lưu ý: Tên người thụ hướng sẽ tự động hiện lên, quý khách chỉ cần kiểm tra, xác nhận lại thông tin.
Chuyển khoản qua số tài khoản VETC
– Ngân hàng thụ hưởng: Chọn BIDV
– Số tài khoản: 16010000000626
– Tên người thụ hưởng: Công ty TNHH Thu phí tự động VETC.
– Chi nhánh: Sở giao dịch III (Hà Nội) – Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt nam (BIDV).
– Nội dung chuyển khoản: Biển số xe hoặc Số tài khoản giao thông của KH[cách]Tên Khách hàng
3 comments
Thanks ad, bài viết giới thiệu và so sánh 2 dịch vụ thu phí không dừng vetc và epass khá đầy đủ.
Rất vui được hỗ trợ bạn về dịch vụ thu phí không dừng VETC và Epass Viettel
A person essentially lend a hand to make significantly posts I’d state. That is the very first time I frequented your website page and thus far? I surprised with the research you made to create this particular put up extraordinary. Great process!